Hướng dẫn giữ lại thư mục /home khi cài lại hệ điều hành Linux (Ubuntu, Mint...)

Hướng dẫn giữ lại thư mục /home khi cài lại hệ điều hành Linux (Ubuntu, Mint...) - Nếu bạn đang sử dụng một distro  Linux trên máy tính của mình. Và bỗng một ngày bạn muốn thay thế nó bằng một distro Linux khác nhưng bạn đang bâng khuân vì phải mớ dữ liệu hàng trăm GB của mình trong thư mục [[scode]]/home[[escode]]. Thì đây là một bài viết dành cho bạn.

Cách để giữ lại thư mục /home.

Hầu hết các distro dựa trên Linux thường có câu trúc cây thư mục tương tự như nhau. Vì thế khi cài đặt các distro Linux các chuyên gia thường khuyến khích tách rời hai thư mục /boot và /home ra hai phân vùng riêng khỏi thư mục gốc ([[scode]]/[[escode]]).

Nói thêm một tý về hai thư mục này, thư mục /boot  là thư mục chứa những tập tin cần thiết cho quá trình khởi động hệ điều hành, ví như MBR vậy., còn thư mục [[scode]]/home[[escode]] là thư mục chứa dữ liệu của người dùng, ví dụ như tài khoản phatnham sẽ sở hữu thư mục [[scode]]/home/phatnham[[escode]], chỉ trừ tài khoản root sẽ sử hữu thư mục [[scode]]/root[[escode]] (không nằm trong [[scode]]/home[[escode]]).

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn giữ lại thư mục [[scode]]/home[[escode]] trong quá trình cài đặt lại distro Linux hay chuyển qua cài đặt một distro mới. Ví dụ như ở trường hợp của bài viết này,  mình đang sử dụng Linux Mint song song với Windows 10, mình sẽ thay thế Linux Mint bằng Elementary OS và giữ lại toàn bộ dữ liệu cá nhân (download, hình ảnh, nhạc, "phim tài liệu",... ) trong thư mục [[scode]]/home[[escode]].

Lưu ý rằng bài viết này chỉ áp dụng cho những bạn nào có thư mục [[scode]]/home[[escode]] nằm trên một phân vùng riêng với phân vùng chứa thư mục gốc (/).

Những thứ cần chuẩn bị:

  1. Một USB có dung lượng từ 8 GB.
  2. Tập tin .iso của distro bạn muốn cài đặt.
  3. Sao lưu lại tất cả những dữ liệu quan trọng nếu đây là lần đầu và bạn không đủ tự tin.
  4. Ghi chú lại tài khoản và mật khẩu của tài khoản distro cũ.
  5. Một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối mạng.
Và mình cũng khuyến khích các bạn sau này nếu có cài đặt bất kỳ một distro Linux nào thì nên để riêng 2 thư mục là /boot và /home ra một phân vùng riêng. Việc này có rất nhiều ưu điểm mà bạn sẽ không ngờ tới. Hoặc nếu bạn chưa có phân vùng riêng cho thư mục /home khi tiến hành cài đặt distro trước đây, bạn vẫn có thể làm điều đó, tuy nhiên mình không khuyến khích như vậy. Quá trình đó rất phức tạp và mình không muốn bạn làm hỏng hệ thống để rồi vừa mất dữ liệu vừa phải cài lại.

Không lan man nữa, chúng ta cùng nhau bắt đầu thôi, hãy đọc qua hết bài hướng dẫn một lần trước khi thực hiện.

Bước 1. Hãy tạo một LiveUSB từ tập tin iso và USB của bạn:

Bạn có thể sử dụng một phần mềm tạo LiveUSB như rufus trên Windows hay Etcher trên Linux. Sau khi bạn thực hiện xong bạn sẽ có một USB có khả năng để hệ thống boot vào Live Mode, Persistence Mode, hay Installation (trình cài đặt).

Bước 2. Khởi động (boot) vào LiveUSB và chạy Trình cài đặt (Installation).

Sau khi tạo LiveUSB xong hãy thử tắt máy và khởi động vào LiveUSB thử. Nếu không khởi động được bạn hãy thử lại bước 1. Nếu bạn đã từ cài đặt song song dualboot trước đây, có thể thể bạn đã biết cách làm. Cắm USB vào máy tính, ấn nút khởi động máy, trong lúc khởi động nhấn giữ nút F12 (đối với Asus, những dòng máy khác có thể tham khảo tại đây)..

Ở BootMenu, bạn chọn vào USB của bạn, tùy thuộc vào dòng sản phẩm có thể là tên sản phẩm hay USB Mass Storage, USB Device,... tóm lại, thấy USB cứ chọn thử, chọn sai thì khởi động lại máy chọn lại cái khác, vẫn không được thì làm lại bước 1 hoặc kiểm tra lại USB (có lần mình có một cái USB tạo Live thì bình thường như boot lại crash máy).

Sau khi khởi động thành công vào LiveUSB, bạn sẽ thấy các lựa chọn như Try (dùng thử) hay Install (cài đặt). Bạn có thể thử trải nghiệm trước khai cài đặt hay cài đặt luôn, tùy ở bạn. Ở đây mình hướng dẫn cài đặt nên mình chọn Install. Tiến hành thiết lập bình thường cho tới bước Installation Type, xem bước 3.

Bước 3. Cách cấu hình phân vùng cài đặt, giữ lại thư mục /home:

Đến phần Installation Type, chọn Something Else.

Something Else nhé mấy bợn!

Ở hình dưới, ta thấy có một phân vùng Ext4 được gắn nhãn (label) là Linux Mint 19, đó chính là phân vùng chứa thư mục gốc (/). Phân vùng Ext4 canh đó chính là phân vùng chứa thư mục /home mình đã tách ra trong lúc cài đặt Mint trước đây. Không có phân vùng swap nào thì mình không cần sử dụng swap.

Có tận 2 phân vùng Ext4

Lúc này, nếu bạn chỉ có một phân vùng Ext4, có nghĩa là thư mục [[scode]]/home[[escode]] của bạn nằm trong phân vùng chứa thư mục gốc (/). Trong trường hợp này bạn sẽ không thể giữ lại thư mục /home mà chỉ có thể chọn một trong 2 hướng. Hoặc là xóa luôn thư mục [[scode]]/home[[escode]] cùng với thư mục gốc và thiết lập lại theo các mình nói ở trên, tác riêng [[scode]]/home[[escode]] ra.

Hoặc là giữ nguyên distro hiện tại.
Mình sẽ hướng dẫn tiếp tục với trường hợp hai thư mục nằm riêng. chúng ta hãy xóa phân vùng chứa thư mục gốc đi. Chọn vào thư mục cần xóa nhấn [[scode]]-[[escode]], phân vùng đó sẽ được xóa đi và để lại một vùng trống FREE SPACE.

Xóa cái phân vùng chứa thư mục gốc nhé!

Sau khi đã có một phân vùng trống, ta nhấn chuột vào đó và ấn nút [[scode]]+[[escode]] để tạo những phân vùng mới.

Xóa giờ tạo lại nè!

Nếu trước đó bạn chỉ có một phân vùng chứa thư mục gốc (đã xóa) thì hãy tạo cả 2 với mount point lần lượt là [[scode]]/[[escode]] và [[scode]]/home[[escode]].

Thiết lập như trong hình.

Hãy chắc chắn những phân vùng mà bạn vừa tạo đều được đánh dấu ✔ vào cột Format.

Nhớ đánh dấu Format vô những phân vùng vừa tạo.

Đối với trường hợp bạn đã có một phân vùng chứa thư mục /home từ trước, hãy chọn vào phân vùng chứa thư mục /home của bạn và ấn nút [[scode]]Change[[escode]]. Use at Ext4, mount point /home, nhấn OK.

Thay đổi cái Mount point lại cho đúng nhé!

Tuyệt đối không đánh dấu đánh dấu ✔ Format phân vùng này.
Bạn có thể tạo thêm phân vùng swap nếu muốn.
Kiểm tra lại một lần nữa, bạn sẽ có các phân vùng: Một phân vùng NTFS của Windows; Một phân vùng Ext4 chứa thư mục gốc; Một phân vùng Ext4 chứa thư mục /home và phân vùng swap (nếu muốn).

Kiểm tra lại các phân vùng đã có.

Bước 4. Thiết lập tài khoản và hoàn tất cài đặt.

Bạn cần phải nhớ chính xác tài khoản và mật khẩu ở hệ thống cũ để ta có thể sử udngj lại đúng thư mục /home đó ở hệ thống mới. Ở bước thiếp lập tài khoản, bạn hãy đặt tên tài khoản và mật khẩu đúng như tài khoản.

Thiết lập tài khoản như cũ.

Và sau đó tiến hành cài đặt như bình thường cho tới khi quá trình cài đặt hoàn tất, khởi động lại, rút LiveUSB ra và tận hưởng thành quả.

Kết bài

Chúc các bạn thành công.!
Dịch từ ITSFOSS

Post a Comment

0 Comments