Sao lưu hệ thống Linux với Timeshift

Vấn đề sao lưu? Sao lưu là cái gì?

Sao lưu tức là tạo một bản sao của hệ thống vào lưu trữ lại ở đâu đó để sau này hệ thống chính có lỗi thì ta sẽ phục hồi lại trạng thái lúc sao lưu mà không phải làm lại từ đầu. Có lẽ vấn đề sao lưu hệ thống là một trong những vấn đề rất được người sử dụng quan tâm. Vậy ta làm như thế nào để sao lưu?
Sao lưu hệ thống Linux.

Giới thiệu về Timeshift.

Timeshift là một phần mềm hỗ trợ sao lưu hệ thống dưới dạng clone hệ thống ra một bản giống y chang như vậy và bạn có thể chép ra đĩa, USB hay ổ cứng khác để phục hồi lại khi cần thiết. Và điều đó thực hiện hoàn toàn tự động, bạn chỉ cần click chuột và đợi thôi.

Hướng dẫn cài đặt:

Cũng như cách cài đặt ứng dụng thông thường thôi, ta vào trang chủ trước:

Đầu tiên, bạn hãy add-repository vào sources.list:
# apt-add-repository -y ppa:teejee2008/ppa
Trên Kali Linux thì bạn hãy add-repository bằng cách thủ công hoặc tải tập tin deb từ Launchpad.

Cập nhật lại repository hệ thống bằng lệnh:
# apt update
Sau đó chạy lệnh cài đăt:
# apt install timeshift
Vậy là xong bước cài đặt.

Sử dụng như thế nào?

Sau khi mở ứng dụng lần đầu, ta sẽ được chuyển thẳng vào Setup Wizard.
Lựa chọn kiểu sao lưu.
Ta chọn RSYNC và ấn Next.
Lựa chọn phân vùng sao lưu. 
Ở bước này sẽ yêu cầu chọn phân vùng cần sao lưu. Của mình chọn là sda2, ấn Next để tiếp tục.
Lựa chọn cấp độ sao lưu.
Cái này là tùy vào sở thích của bạn, có thể thiếp lập sao lưu tự động và giữ lại bao nhiêu bản gần nhất. Hoặc nếu không, bạn có thể tạo sao lưu thủ công mỗi khi thấy cần thiết. Sau khi chọn xong tiếp tục Next nhé.
Hoàn tất thiết lập.
Ấn Finish để quay lại giao diện chính của chương trình.
Và đây là giao diện chính của chương trình:
Giải thích một tý về các nút:
  • Create: Lập tự tạo một bản sao lưu.
  • Restore: Phục hồi lại hệ thống bằng snapshot đang chọn ở danh sách bên dưới.
  • Delete: Xóa snapshot đang chọn.
  • Browse: Mở thư mục chứa các snapshot bằng Files.
  • Settings: Thay đổi thiết lập.
  • Wizard: Mở lại cửa sổ Setup Wizard để thiết lập lại.

Lời kết.

Vậy là xong rồi, trước khi nghich ngơm cái gì đó thì bạn hãy bỏ ra 15 phút để tạo một snapshot để phục hồi nếu làm sai nhé, còn hơn phải ngồi 2 tiếng để cài lại kali từ đầu, kakaka.

Post a Comment

2 Comments

  1. thanks ad, vậy có tùy chọn lưu snapshot vào phân vùng khác pv linux ko ad? nhỡ ko boot đc thì làm thế nào

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn có thể dùng live để restore nhé :-D

      Delete