Đăng tuyển dụng nhưng không phản hồi CV ứng viên?


Đăng tuyển dụng nhưng không phản hồi CV ứng viên, là thiếu tôn trọng?

Mọi người thường tự hỏi tại sao họ nộp rất nhiều CV nhưng lại chẳng mấy khi nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng khi nộp hồ sơ xin việc qua mạng. Các công ty đều biết đây không phải một trải nghiệm vui vẻ gì, họ cũng biết điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức, nhưng tại sao điều đó vẫn luôn xảy ra? Do bạn, do công ty tuyển dụng, hay vì một lý do nào khác trong quy trình tuyển dụng?

Ứng viên không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng sau khi nộp CV ứng tuyển, không phải vì không tôn trọng ứng viên, mà vì họ không đủ thời gian và nhân sự để trả lời từng email ứng tuyển, nhất là khi bạn không đủ năng lực cho vị trí tuyển dụng họ cần. Các công ty phàn nàn rằng có ít nhất 50% số người nộp CV xin việc không đủ điều kiện. 


Bên cạnh đó, nhiều công ty đều sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng để sàng lọc CV, vì thế bạn có thể đã bị loại ngày từ vòng này trước khi nhân viên tuyển dụng của công ty xem CV xin việc của bạn. Dưới đây là 5 lý do phổ biến nhất bạn không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, có thể bạn đã mắc phải một trong những lỗi này. 

1. Bạn thực sự không đủ năng lực

Nếu bản mô tả công việc ghi rõ họ cần một nhà phát triển phần mềm có 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong khi bạn vừa mới tốt nghiệp xong và mới đi thực tập. Như vậy, bạn sẽ không có khả năng được gọi phỏng vấn. Để tránh thất vọng, bạn không nên nộp hồ sơ vào vị trí mà mình thiếu trình độ hay không đủ năng lực. Đa phần bản mô tả công việc chỉ ra các yêu cầu rất cụ thể cho vị trí tuyển dụng vì các công ty luôn cố gắng tìm ứng viên thỏa mãn nhiều điều kiện nhất. 

2. CV của bạn không tối ưu hóa từ khóa

Bản mô tả công việc trong tin tuyển dụng bao hàm các từ khóa đặc thù cho kỹ năng mà công ty tìm kiếm ở các ứng viên. Vì thế, điều quan trọng là đọc kỹ mô tả công việc, cũng như tối ưu hóa từ khóa trong CV hay email xin việc. Nếu trong mô tả công việc yêu cầu các kỹ năng mềm cụ thể cho công việc như thành thạo phần mềm văn phòng, kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian..., hãy nhấn mạnh các kỹ năng này vào trong CV nếu bạn thực sự sở hữu chúng. 

3. CV của bạn định dạng chưa đúng

Có thể bạn cho rằng một CV được định dạng khác biệt form chuẩn sẽ gây ấn tượng, tuy nhiên các chương trình sàng lọc CV online tự động lại không quan tâm CV của bạn có đẹp hay không. Vì thế, hãy nhất quán khi định dạng CV - cân nhắc sử dụng các dòng tách biệt cho công ty đã từng làm việc, chức vụ và số năm kinh nghiệm. 



4. CV của bạn có sự khác biệt lớn so với profile trực tuyến

LinkedIn, GoodCV hay các trang web lưu giữ hồ sơ trực tuyến của bạn là công cụ hữu ích trong tìm việc, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo nội dung trên đó phù hợp với những gì ghi trong CV của bạn. Tối ưu từ khóa là một chuyện, nhưng công việc đã từng làm, công ty làm việc trước đây và số năm kinh nghiệm và các thông tin quan trọng khác phải khớp nhau. Điều kiện tiên quyết ở đây là luôn nói sự thật. 

5. Không cập nhật thay đổi

Tìm kiếm việc làm là một việc nghiêm túc. Tìm hiểu về công ty bạn muốn làm việc, xem văn hóa công ty có phù hợp với bạn hay không. Tìm kiếm bài đăng việc làm và nộp CV ngay cho vị trí nào bạn đủ khả năng (hoặc quan tâm) mỗi ngày. Chuẩn bị trước sơ yếu lý lịch và CV là một khâu quan trọng khác. Kiểm tra lại trong vài ngày đầu để đảm bảo danh sách không thay đổi. Đôi khi một công ty đăng tin tuyển dụng và giữa chừng thay đổi mô tả công việc. 




Post a Comment

0 Comments