Tuyển dụng kinh doanh ngày càng tăng, hứa hẹn sẽ đem lại cơ hội việc làm cao cho người tìm việc. Tuy nhiên có một thực tế là số lượng các ứng viên ứng tuyển cho vị trí này đều không đáp ứng được các yêu cầu doanh nghiệp. Chính vì điều này khiến nhiều người đặt ra dấu hỏi liệu tuyển dụng kinh doanh: Đầu vào khó hay người tìm việc thiếu kỹ năng?
Thực tế cho thấy phần lớn các ứng viên nộp CV xin việc nhân viên kinh doanh hiện nay đa phần còn thiếu một số, thậm chí là nhiều các kỹ năng cho công việc. Điển hình như các kỹ năng chủ chốt, gồm kỹ năng giao tiếp hay làm việc nhóm,…
![]() |
Các vị trí tuyển dụng kinh doanh đòi hỏi ứng viên có kỹ năng mềm tốt |
1. Kỹ năng giao tiếp
Đây là một kỹ năng tối thiểu cần có đối với nhân viên kinh doanh, tuy nhiên, không phải ai cũng dành thời gian để phát triển kỹ năng này, mà thường dựa vào các “kịch bản” có sẵn để nói chuyện với khách hàng. Mặc dù “kịch bản” trò chuyện có thể là một phần quan trọng trong các cuộc gọi, nhưng kỹ năng giao tiếp với khách hàng vẫn là yêu cầu bắt buộc. Bởi một kịch bản trò chuyện không thể nào phù hợp với nhiều khách hàng khác nhau và đôi khi, kỹ năng giao tiếp tốt chính là điểm mấu chốt thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn.
2. Chủ động lắng nghe
Active listening - chủ động lắng nghe, là một nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày. Đối với một nhân viên kinh doanh, kỹ năng này được thể hiện khi bạn lắng nghe khách hàng bày tỏ nhu cầu và mối quan tâm của họ, để sau đó đưa ra những bước giải quyết phù hợp. Khi áp dụng kỹ năng chủ động lắng nghe, bạn sẽ có thể điều chỉnh kịch bản quảng cáo cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, từ đó xây dựng được lòng tin và sẽ giúp bạn dễ dàng chốt được giao dịch.
3. Kỹ năng thuyết phục
Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp, công ty kinh doanh rất chú trọng kỹ năng thuyết phục khách hàng của ứng viên. Với mức độ dày đặc các quảng cáo hiện có, bạn cần thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm hay dịch vụ của mình là đáng tin cậy hơn cả. Kỹ năng thuyết phục tốt không chỉ được thể hiện ở khả năng biến những tiêu cực thành điều tích cực, mà còn ở thái độ chân thành của bạn khi giới thiệu sản phẩm.
![]() |
Kỹ năng thuyết phục rất quan trọng với người tìm việc làm kinh doanh |
4. Kỹ năng hợp tác/làm việc nhóm
Nhân viên kinh doanh không phải lúc nào cũng làm việc độc lập để chốt được các giao dịch nên những kiến thức bạn tích lũy được từ việc cộng tác và học hỏi từ các đồng nghiệp sẽ là tài sản quý giá để bạn phát triển sự nghiệp của mình.
Kỹ năng hợp tác sẽ mang tới những lợi ích khác nhau, ví dụ: một nhân viên kinh doanh khác đã gặp những tình huống mà bạn chưa từng gặp phải sẽ chia sẻ kinh nghiệm cũng như những chiến lược thay thế với bạn, để bạn có thể bán được sản phẩm hiệu quả.
5. Kỹ năng tự tạo động lực cho bản thân
Kỹ năng này không chỉ dành cho nhân viên kinh doanh mà còn cho các cấp quản lý, bởi đôi khi các cấp quản lý sẽ không đánh giá được đầy đủ những khó khăn mà các nhân viên gặp phải hàng ngày. Việc thu thập những phản hồi liên quan đến những trở ngại mà nhóm nhân viên kinh doanh đang gặp phải sẽ giúp các quản lý đề ra phương hướng chiến lược, đồng thời thực hiện những thay đổi mang tính đổi mới và có lợi cho việc kinh doanh.
6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Những ai có ý định nộp CV xin việc nhân viên kinh doanh thì trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần thiết. Một nhân viên kinh doanh có thể nhận được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lời từ chối từ khách hàng trong suốt quá trình làm việc, với rất nhiều lý do khiến họ chưa sẵn sàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng cũng có nhiều cách giúp bạn giảm thiểu những lời từ chối của khách hàng. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong kinh doanh sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp sáng tạo và hiệu quả khi gặp phải những vấn đề nan giải hay khách hàng khó tính trong quá trình tư vấn sản phẩm, từ đó tiến thêm một bước trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
![]() |
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề |
7. Kỹ năng đàm phán
Trong bối cảnh ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh, kỹ năng đàm phán hoặc thương lượng chính là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao doanh số bán hàng. Khách hàng thường có xu hướng thương lượng với những nhân viên kinh doanh, nên bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý và kỹ năng để đàm phán.
Kỹ năng đàm phán tuyệt vời sẽ giúp bạn thêm tự tin, không cần phải nhượng bộ khi không thực sự cần thiết, đồng thời nhanh chóng tìm ra được giải pháp phù hợp để đôi bên cùng có lợi, khiến tất cả mọi người đều hài lòng.
Như vậy, để làm tốt các công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh và tìm kiếm được nhiều cơ hội mới, trau dồi những nhóm kỹ năng chuyên biệt là điều cần thiết, đồng thời bạn cũng cần không ngừng học hỏi và phát triển bản thân để theo kịp xu hướng thị trường, giúp cho công việc trở nên hiệu quả. Bên cạnh việc trau dồi kỹ năng, bạn cũng nên tham khảo về cách tạo CV xin việc chuyên nghiệp để ứng tuyển vị trí dễ dàng.
0 Comments